Thiên kiến so sánh: Sao ta cứ mắc sai lầm khi đưa ra các quyết định trong cuộc sống?
[Đây là bản dịch bài viết “Distinction Bias: Why You Make Terrible Life Choices” – Nir Eyal, của tác giả SimpleMan trên Spiderum]Nếu nắm bắt được lối tư duy kì quặc của bộ não, bạn có thể trở nên khôn ngoan hơn trong việc đưa ra các quyết định.
Tôi nhớ có lần mình đứng trước một quầy hàng với hàng chục chiếc tivi và mỗi chiếc đều chiếu một đoạn phim giống nhau, đó là cảnh một bông hoa nở rộ ra những cánh hoa và nhụy đẹp tuyệt trần và lung linh tới từng chi tiết. Thực sự nó rất là đẹp nhưng cũng đã đến lúc tôi phải ra quyết định nên mua cái tivi nào.
Liệu tôi chỉ nên mua chiếc tivi với giá vừa túi tiền với chỉ 400 đô hay là mạnh tay hơn xíu nữa để quất luôn chiếc tivi tốt hơn với 500 đô mà sự khác biệt là nó giúp tôi chiêm ngưỡng những bông hoa sắc nét hơn với nhiều màu sắc hơn một tí.
Dù tôi đang thuyết phục mình mua chiếc đắt hơn nhưng trực giác nhạy cảm của tôi mách bảo rằng: “Hey, mày nên nhớ túi tiền mày chỉ có vỏn vẹn 400 đô mà thôi”. Sau một tiếng thở dài, tôi quyết định mua chiếc rẻ hơn và chấp nhận mức độ trải nghiệm xem truyền hình của tôi sẽ đơn điệu hơn một chút.
Sau đó, tôi nhận ra rằng khi tôi trưng bày chiếc tivi này trong phòng khách của mình thì trông nó khá là ổn. Mà thực chất tôi nghĩ là nó rất tuyệt là đằng khác. Tôi không thể hiểu nổi tại sao ngay từ đầu mình lại muốn lựa chọn chiếc tivi đắt hơn kia chứ.
Tại chúng ta lại dễ dàng thay đổi ý kiến đến vậy?
Trong số các loại thiên kiến về nhận thức, có một loại tên là thiên kiến so sánh (distinction bias). Thiên kiến so sánh có nghĩa là khi so sánh hai lựa chọn với nhau, bạn phóng đại quá mức sự khác biệt nhỏ nhặt giữa hai sự lựa chọn này mà thực chất sự khác biệt nhỏ nhoi đó không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả trải nghiệm của bạn. Hãy nhớ lại trong cửa hàng ban nãy, tôi đã ở trong trạng thái so sánh vì sự khác biệt quá nhỏ nhặt khi so sánh song song hai chiếc tivi với nhau. Điều này thật thú vị làm sao bạn nhỉ.
Lựa chọn của bạn là gì?
Hãy cùng xem một ví dụ dưới đây. Bây giờ tôi muốn bạn chọn một trong hai sự lựa chọn dưới đây:
Thứ 1: Tôi sẽ tặng bạn một thanh sô cô la Hershey Kiss nếu bạn hồi tưởng về một khoảnh khắc bạn đã đạt được thành công trong quá khứ.
Thứ 2: Tôi sẽ tặng bạn ba thanh sô cô la Hershey Kiss nếu bạn hồi tưởng về một trải nghiệm thất bại trong quá khứ.
*Sô cô la Hershey Kiss là loại sô cô la xa xỉ nhé các bạn.
Nào, bây giờ hãy đưa ra sự lựa chọn của mình.
Chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát này và nhận được kết quả là hai phần ba số người tham gia lại muốn được nhận ba thanh sô cô la. Vậy có phải nhiều sô cô la hơn sẽ là sự lựa chọn tốt hơn? Chúng ta hãy tìm hiểu nhé.
Đại đa số chúng ta luôn muốn tối đa hóa hạnh phúc chính mình, cho nên ta dễ suy ra là những người chọn lựa việc ăn nhiều sô cô la hơn chắc hẳn lại ít hạnh phúc hơn so với những người tư duy tích cực dù ăn ít sô cô la hơn. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng hiệu ứng này xảy ra có thể chỉ vô tình là do cảm giác tội lỗi mà chúng ta sợ béo vì ăn nhiều sô cô la, ngay cả các nhà nghiên cứu cũng nghĩ như vậy ngay từ ban đầu khi thực hiện thí nghiệm này. Nhưng sự thật là họ không thấy sự khác biệt nào đáng kể về cảm xúc của hai nhóm khảo sát khi họ ăn những thanh sô cô la ấy. Vậy thì thực sự điều gì đang xảy ra vậy nhỉ?
Bạn không thông minh như bạn tưởng!
Các nhà tâm lí học cho rằng chúng ta tồn tại ở hai trạng thái khác nhau đó là khi chúng ta so sánh các sự lựa chọn và khi chúng ta thực sự trải nghiệm chúng một cách riêng lẻ. Khi đưa ra quyết định, bạn đang trong trạng thái so sánh, có nghĩa là bạn rất nhạy cảm với sự khác biệt dù là rất vụn vặt giữa hai sự lựa chọn. Nhưng khi chúng ta thoát ra khỏi trạng thái so sánh, chúng ta lại rơi vào trạng thái trải nghiệm đơn lẻ, có nghĩa là lúc này sẽ không còn đối tượng nào khác cho chúng ta so sánh nữa.
Trong trạng thái so sánh, chúng ta dễ dàng quyết định xem sự lựa chọn nào tốt hơn. Ví dụ như khi chúng ta biết rằng lựa chọn một công việc thú vị sẽ tốt hơn là làm một công việc tẻ nhạt, hoặc là nhảy xuống đi bộ sẽ tốt hơn là chờ hàng tiếng đồng hồ mắc kẹt trong chiếc xế hộp ở trung tâm thành phố tắc đường trong giờ cao điểm. Nhưng đây chỉ là một mặt của trạng thái so sánh.
Khi tôi hỏi bạn phải lựa chọn giữa việc ăn một thanh sô cô la trong niềm vui hay ăn ba thanh sô cô la trong nỗi buồn, bạn đã có thể lưỡng lự chọn phương án 1 vì thà nhâm nhi trong niềm vui còn hơn no nê trong nước mắt. Nhưng tại sao đa số mọi người lại chọn phương án 2, đơn giản là họ nghĩ họ sẽ vui hơn nếu được ăn nhiều sô cô la hơn. Và điều đó chỉ ra rằng: Chúng ta không sáng suốt lắm trong việc đưa ra những dự đoán liệu sự khác nhau về số lượng hay chất lượng của sự lựa chọn ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của ta như thế nào. Như trong thí nghiệm ban nãy, ban đầu ta tưởng rằng ăn ba thanh sô cô la sẽ vui hơn, nhưng thực sự không phải như vậy.
Tương tự chúng ta cũng hay mắc phải các sai lầm như vậy trong cuộc sống, như là việc chúng ta nghĩ rằng sống trong căn hộ rộng 1200 mét vuông sẽ khiến ta hạnh phúc hơn căn hộ chỉ vỏn vẹn 1000 mét vuông. Chúng ta cho rằng thu nhập 70000$/tháng sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn là kiếm được chỉ vỏn vẹn 60000$/tháng.
Là như vậy đấy, chúng ta phóng đại quá sự khác biệt nhỏ nhoi và cho rằng lựa chọn cái “tốt hơn một xíu” sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn.
Vậy giải pháp cho chúng ta là gì đây
- Không nên so sánh các lựa chọn với nhau
khi trong trạng thái so sánh, chúng ta thường dành quá nhiều thời gian để soi mói sự khác biệt giữa hai lựa chọn. và chúng lại kéo chúng ta vào những rác rối khi tập trung quá nhiều và những sự khác bệt nhỏ nhặt không đáng kể đó. Để tránh được điều này bạn nên ngừng so sánh song song các lựa chọn với nhau.
Vậy thì chúng ta nên làm gì? Lời khuyên của tôi là hẫy định giá từng lựa chọn một cách độc lập dựa trên nhưng lợi ích nó mang lại. (theo quan điểm các nhân của mình thì ở đây tác giả muốn nhắc đến phương pháp lập bảng đánh giá thang điểm của từng hạng mục ưu nhược điểm, với số điểm là từ -3 đến 3 với -3 tương đương là nhược điểm bạn rất tệ, 3 là ưu điểm bạn thấy thích nhất)
- Liệt kê những thứ bạn “thực sự muốn”, tước khi đưa ra quyết định
Tôi tin là chẳng ai trong chung ta muốn mua một chiếc bếp từ với 5 vùng nấu với công suất khoảng 15KW bên cạnh đó còn được kết nối wifi tốc độ cao, miễn phí GB dung lượng, 10 tiếng phát nhạc,…
Lần sau hãy suy nghĩ về những thứ bạn thực sự cần và ghi nó lên giấy để thực sự có một trải nghiệm mua hàng thỏa mãn.